Mẫu số hóa đơn được quy định thế nào?

Quy định về mẫu số hóa đơn

Doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử cần chú ý những gì đối với tiêu thức mẫu số hóa đơn điện tử. Bài viết được thực hiện bởi tuxuathoadon, hy vọng sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

>> Tham khảo: Quy định về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

1. Tiêu thức mẫu số hóa đơn

Theo quy định, ký hiệu của hóa đơn điện tử bao gồm một nhóm 06 ký tự, bao gồm chữ viết và số, để thể hiện các thông tin về loại hóa đơn, có mã hoặc không có mã từ cơ quan thuế, năm lập hóa đơn, và loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Cụ thể:

– Kí tự đứng trước của ký hiệu hóa đơn điện tử là mẫu số hóa đơn điện tử có số từ 1 tới 6, thể hiện loại hóa đơn điện tử

– Ký tự tiếp theo: Là chữ cái C hoặc K:

+ C: Thể hiện hóa đơn điện tử có mã từ cơ quan thuế.

+ K: Thể hiện hóa đơn điện tử không có mã từ cơ quan thuế.

– Hai ký tự tiếp theo: Là hai chữ số Ả rập biểu thị năm lập hóa đơn điện tử.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

– Ký tự tiếp theo sau năm lập hóa đơn: Là một chữ cái, có thể là T, D, L hoặc M, thể hiện loại hóa đơn điện tử:

+ T: Hóa đơn điện tử do doanh nghiệp đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.

+ D: Hóa đơn điện tử đặc thù không cần phải tuân thủ một số tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đăng ký sử dụng.

+ L: Áp dụng cho hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.

+ M: Áp dụng cho hóa đơn điện tử được tạo ra từ máy tính tiền.

Mẫu số hóa đơn điện tử  là một trong sáu số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6; trong đó mỗi số tự nhiên đại diện cho một loại hóa đơn điện tử như sau:

Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng
Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng
Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công
Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia
Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn bao gồm: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.

Như vậy, mỗi loại mẫu số đều có những ý nghĩa riêng mà kế toán cần nắm được để có sự phân loại chính xác, phục vụ cho quá trình tra cứu và sử dụng hóa đơn điện tử.

Theo quy định của Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 4, Thông tư 78/2021/TT-BTC về việc xác định ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn và số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn được xác định theo năm tạo hóa đơn và số hóa đơn sẽ được bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Khi chuyển đổi sang năm mới, hệ thống sẽ tự động chuyển số lượng hóa đơn còn lại từ ký hiệu của năm cũ sang ký hiệu hóa đơn của năm mới.

>> Tham khảo: Cách xuất hóa đơn VAT bệnh viện theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

2. Giải pháp hỗ trợ lập hóa đơn điện tử đơn giản

App hóa đơn điện tử Einvoice Thái Sơn

Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice được Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn phát triển tuân thủ Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice tích hợp đầy đủ các tính năng cho quy trình tạo lập, gửi hóa đơn cho khách hàng bằng phương tiện điện tử, giúp giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp. Phần mềm E-invoice hỗ trợ đầy đủ các mẫu hóa đơn: 01GTKT, 02GTTT, 07KPTQ, … theo quy chuẩn của Tổng cục Thuế.

Phần mềm còn cho phép doanh nghiệp tự thiết kế mẫu hoá đơn, chủ động đưa hình ảnh thương hiệu của đơn vị mình lên hóa đơn. Với phần mềm E-invoice, doanh nghiệp được hỗ trợ phát hành hóa đơn điện tử một cách nhanh chóng ngay trên phần mềm và theo đúng quy định.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Trong thời gian qua, ThaisonSoft đã không ngừng nghiên cứu và trở thành một trong những nhà cung cấp hóa đơn điện tử đầu tiên tạo ra ứng dụng hóa đơn điện tử phiên bản di động.

Theo đó, người dùng khi tải app E-invoice sẽ có thể dễ dàng lập, xuất hay kiểm tra hóa đơn điện tử mọi lúc mọi nơi, ngay trên thiết bị điện thoại di động có kết nối mạng Internet của mình.

Thực tế khi sử dụng app E-invoice thì doanh nghiệp nói chung, kế toán doanh nghiệp nói riêng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích, đồng thời gia tăng nhiều trải nghiệm, tiện ích cho người dùng.

Đối với kế toán, phiên bản app E-invoice sẽ giúp các kế toán doanh nghiệp có thể tạo lập, sử dụng hóa đơn điện tử dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng Internet.

Nhờ vậy, dù các kế toán doanh nghiệp có xin nghỉ phép đột xuất hay công tác xa thì vẫn có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong lập, xuất, kiểm tra hóa đơn trong những trường cấp bách mà hoàn toàn không cần tới máy tính hay laptop. Điều này cũng góp phần đảm bảo tính thường xuyên, liên tục cho khâu hóa đơn nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

>> Tham khảo: Khái niệm DIM trong xuất nhập khẩu là gì?

Còn đối với các nhà quản lý, lãnh đạo, ứng dụng E-invoice phiên bản di động sẽ góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc quản trị toàn diện tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp được thực hiện đơn giản mọi lúc, mọi nơi, chỉ với những thao tác vuốt, chạm trên điện thoại cá nhân rất dễ dàng, nhanh chóng.

Dù có đi công tác xa thì lãnh đạo cũng hoàn toàn không nhất thiết phải mang theo laptop thì mới có thể quản trị tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp từng ngày, từng giờ hoặc bất cứ khi nào cần thiết.

Kết luận

Để được tư vấn và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*