Tổng hợp những quy định về sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử được hủy trong trường hợp nào?
1. Một số quy định mới về hóa đơn điện tử cần lưu ý
Các nội dung mới về hóa đơn điện tử được quy định theo Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:
1.1. Áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp
Theo Thông tư 78, áp dụng một số hóa đơn điện tử cho một số trường hợp sau:
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
- Kinh doanh xăng dầu;
- Dịch vụ ngân hàng.
1.2. Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền
Đối với doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đang sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế nhưng có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo mô hình kinh doanh do số lượng hóa đơn xuất ra nhiều và liên tục, để thuận lợi trong việc lập hóa đơn thì người nộp thuế được lựa chọn sử dụng máy tính tiền để áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
1.3. Sử dụng biên lai, chứng từ của cơ quan thuế
Cục Thuế in, khởi tạo và phát hành biên lai thuế Mẫu CTT50 sử dụng để thu thuế, phí, lệ phí đối với hộ, cá nhân kinh doanh. Sử dụng cho các trường hợp thu nợ đối với hộ khoán, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.
- Các địa bàn sử dụng biên lai thuế phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Không có điểm thu;
- Chưa thực hiện ủy nhiệm thu thuế;
- Thuộc địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
1.4. Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử do bên ủy nhiệm lập có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế. Tuy nhiên, hóa đơn điện tử bắt buộc phải thể hiện tên, địa chí, mã số thuế của bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm đồng thời đúng thực tế phát sinh.
Trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm có trách nhiệm chuyển trực tiếp hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ để chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.
Bên cạnh đó, việc ủy nhiệm phải được lập bằng văn bản gồm các thông tin sau:
- Thông tin về bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm gồm: tên, địa chỉ, mã số thuế, chứng thư số;
- Thông tin về hóa đơn điện tử ủy nhiệm gồm: loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn;
- Mục đích, thời gian ủy nhiệm;
- Phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm. Lưu ý, ghi rõ trách nhiệm thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn ủy nhiệm.
Hơn nữa, bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải công khai trên truyền thông đại chúng hoặc website của đơn vị mình khi lập ủy nhiệm, hết thời gian ủy nhiệm hoặc chấm dứt thời gian ủy nhiệm.
1.5. Về việc chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Người nộp thuế đang sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có nhu cầu chuyển sang hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì thực hiện thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123.
Trong trường hợp người nộp thuế không sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng có rủi ro cao về thuế thì phải áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
>> Tham khảo: Chính thức gia hạn chính sách giảm 2% thuế GTGT.
2. Giải đáp về sử dụng nhiều mẫu hóa đơn
Theo Điều 7 của Thông tư 32/2011/TT-BTC, các tổ chức và cá nhân kinh doanh được phép sử dụng đồng thời nhiều loại hóa đơn khác nhau và phải thông báo về việc phát hành từng loại hóa đơn theo quy định.
Mẫu thông báo phát hành hóa đơn phổ biến nhất là theo Mẫu số 2, Phụ lục kèm theo Thông tư 32 với các thông tin sau:
– Thông tin về đơn vị phát hành: bao gồm tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ và số điện thoại.
– Thông tin về loại hóa đơn phát hành: bao gồm tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số… đến số…), ngày lập thông báo phát hành hóa đơn, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị.
Theo quy định trên, các doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh có thể sử dụng nhiều mẫu hóa đơn đồng thời, tuy nhiên, mỗi mẫu hóa đơn phải tuân thủ quy trình thông báo phát hành hóa đơn theo quy định.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC, nội dung hóa đơn điện tử bao gồm các tiêu thức bắt buộc và không bắt buộc. Các tiêu thức bắt buộc bao gồm:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn: Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn được thể hiện trên mỗi hóa đơn.
- Tên liên hóa đơn: Áp dụng cho hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, mỗi số hóa đơn có 03 liên.
- Số hóa đơn: Là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán: Phải thể hiện theo đúng thông tin đăng ký.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua: Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế.
Kết luận
Để được tư vấn và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi